Wednesday, January 28, 2015

VNRT : Sơ đồ khối


Sơ đồ khối kính thiên văn vô tuyến VNRT. (Click to zoom in)


Phần thu sóng :
1/ Chảo parabol 1.8m : tận dụng chảo thu sóng vệ tinh C band cũ đường kính 1.8m, F 0.38.
2/ Feed horn : Ống thu sóng, đặt tại tiêu điểm chảo parabol, thu sóng vô tuyến phản xạ từ chảo vào LNA. (TL TK3)
3/ LNA : bộ khuếch đại tạp âm thấp 26dB NF0.6dB(Low Noise Amplifier).
4/ Cable TV amplifier : bộ khuếch đại tín hiệu đường dây truyền hình cáp hay vệ tinh. (Có thể mua tại  http://vugiaphat.com/bo-khuech-dai-tin-hieu-eight-la ) .
5/ 15MHz-1420MHz Interdigital BandPass Filter : Bộ lọc 1420MHz dải thông 15MHz để chặn nhiễu ngoài tần số mong muốn. Bộ lọc này có thể dễ dàng tự chế bằng các nguyên liệu dễ tìm . .(TL TK4)
6/  RTL2832U Usb TV dongle : Đây là bộ thu sóng FM+DAB, DVB TV dùng để thu tín hiệu radioFM và TV cho máy tính.
 Bộ thu này thuộc loại thiết bị vô tuyến có tính năng điều chỉnh được bằng phần  mềm SDR (Software Defined Radio).
Thông qua các phần mềm Rtl phù hợp, ta có thể thu sóng radio ở tần số, dải thông và cách giải mã chọn trước. Qua đó ta có thể vẽ được phổ sóng H-line thu được.
Trước đây, cần phải có các bộ thu và phân tích phổ chuyên dụng đắt tiền để làm việc này.
Dĩ nhiên Usb TV dongle chỉ là thiết bị thương mại rẻ tiền (20USD), độ ổn định thấp, nhưng vẫn có thể dùng cho mục đích nghiên cứu và học tập ở tầm amateur.

Hệ thống giá đỡ và điều khiển kính :
1/ Giá đỡ kiểu chân trời (Azm-Alt mount) cải tiến từ chân đế cũ của chảo C band.
2/ Arduino telescope control : bộ điều khiển, xoay kính đến tọa độ mong muốn để thu sóng radio. 


Kết quả thử nghiệm ngày 4/1/2015

 Sáng 4/1/2015, nhóm VNRT SG cùng với thầy Võ bích Hiển, đã tiến hành thử nghiệm kính TV VT với chân đế mới cải tạo.
Nhìn chung, kính có thể chuyển động khá tốt, chỉ có
biến trở báo tọa độ Alt có vẻ không ổn định, cần kiểm tra lại.
Nhóm đã thử thu tín hiệu gần CygnusA. KQ cũng giống như các lần đo trước. Như vậy, hệ thống thu của nhóm khá ổn định.

Ảnh 1 : Phổ Hline gần CygnusA




 



Mount Azm-Alt và chương trình dk kính.

Mount Azm-Alt của kính đã được cải tạo nâng cấp xong.
Đế xoay bằng 2 motor DC có giảm tốc.
Điều khiển bằng Arduino Uno qua driver L298.
Xác định góc quay bằng biến trở, độ chính xác khoảng +-0.5o. (Không mua được chip la bàn số)
Hiện giờ, đã có thể thực hiện chức năng Jog,Goto, Track với 3 hệ tọa độ Horizotal, EQ và Galactic qua chương trình Telescope control
Thứ tự ảnh :
1/ Xếp gọn.
 2/ Motor và giảm tốc Azm
 3/ Potentiometer báo góc quay.
4/ Mạch điều khiển kính :Arduino Uno. + L298
5/ Lắp lên trong vòng 10'


Giao diện chương trình telescope control