Saturday, July 5, 2014

Report 2 (25/3)

Report 2 (25/3)

Sau đây là báo cáo về cuộc họp ngày 25/3/2014 vừa qua:
Cuộc họp này thì ở Đà Nẵng có tổ chức họp trực tiếp cho các thành viên với sự tham gia của: anh An, anh Phúc, anh Trai, anh Phan Thanh Hiền, anh Tô Ngọc Tân, anh Thái Lợi, anh Nguyễn Lương Minh, anh Phạm Xuân Minh, chị Phương Thảo, Thục Tâm, bạn Hoàng Linh Tân.
Thành viên nếu có vắng mặt trong buổi họp thì cố gắng liên hệ trước với Tâm trước nha.

Để tiện cho việc liên lạc cũng như liên kết giữa các thành viên trong nhóm RTVN, Thục Tâm  xin cung cấp thông tin về các thành viên hiện tại của nhóm qua kho lưu trữ onedrive.live.com. Mọi người truy cập để xem nhé. Link:  http://1drv.ms/1oYY1Yl
Những thành viên còn thiếu thông tin thì yêu cầu bổ sung vào, đặc biệt là email, skype và sdt.

Pass: Thienvahoc

+ Anh Minh đã tham khảo kính ở Vật lí. Link hình ảnh về kính: http://1drv.ms/1l0gIt1
Còn đây là thông tin về kính: https://www.youtube.com/watch?v=vtWCE2LuMSI

+ Anh Phan Thanh Hiền có chia sẻ cho cả nhóm kiến thức về anten, chảo, card USB, phần mềm xử lý tín hiệu và tài liệu giáo trình về anten. (đính kèm theo tệp số 1)

+ Từ chia sẻ của Anh Phúc và mọi người đã tìm hiểu, cũng có vài thống nhất  như sau:
1.        Sơ đồ mạch thu
Được lắp theo sơ đồ đính kèm tập số 2
USB dongle đã được tích hợp sẵn bộ sử lý tín hiệu thu về và giao tiếp với máy tính qua cổng USB

Nguyên lý hoạt động của mạch:

 -Tín hiệu thu được từ antenna sẽ qua một bộ khuếch đại tín hiệu và bộ lọc bandpass sẽ lọc được tín hiệu ở tần số trung tâm gần khoảng 1420 MHz.
-Sau khi qua bộ lọc tín hiệu sẽ tiếp tục được khuếch đại để tăng
-3 Thiết bị này sẽ được gắn trên ngay chổ đầu thu.
-Qua đường truyền cáp đồng trục, tín hiệu sẽ được truền vào USB dongle

 Bên trong thiết bị này :
   +Tín hiệu tiếp tục được khuếch đại và lọc để tăng biên độ tín hiệu và lọc nhiễu ở các dải tần số khác.
   +Bộ trộn (mixer) sẽ trộn giữa tín hiệu vào với giao động nội tần số khoảng (1416 MHz).
   +Sau khi qua bộ trộn song và bộ lọc low pass. Sẽ loại bỏ thành phần tần số cao của tín hiệu thu được (1420MHz) xuống tần số thấp nhỏ hơn 9MHz.
   +Qua bộ khuếch đại à bộ ADC (analog to digital converter) sẽ chuyển từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Tín hiệu này sẽ được chuyển vào PC .

/* Nhiệm vụ của mạch thu đã xong. Phần còn lại quan trọng là phần mềm mà chương trình để nhận dữ liệu thu được từ antenna do USB dongle chuyển vào máy và phân tích tín hiệu. */

2.        ANTENNA .
-Antenna thu tín hiệu sẽ được làm theo kiểu parabol dạng lưới cho nhẹ.(Anh trai sẽ thiết kế). Nhưng cũng có thể mua một cái antenna chảo để cải tiến theo yêu cầu của mình.
-Đầu thu thì Phúc sẽ tìm hiểu lại phần thiết chỗ đầu thu để được tín hiệu tốt nhất.

3. ĐẾ ĐIỀU KHIỂN ANTENNA.

- Phần đế thì Phúc , An với mọi người cũng đang tìm hiểu về cách điều khiển động cơ.chọn động cơ ,thuyền dữ liệu về máy tính và viết phần mềm điều khiển trên máy tính.
- Qua Phúc tìm hiểu thì sẽ chọn AVR (vi điều khiển) để điều khiển động cơ.
-  Dùng phần mềm Delphi để tạo phần giao diện điều khiển động cơ quay. Để chỉnh antenna.
- Hiện tại thì cũng đang tìm hiểu về phần mềm Python để xem có những ưu điểm gì so với phần mềm Delphi.

4.TỔNG QUÁT NỘI DUNG.
- Phần sơ đồ mạch thu thì đã ok.
- Về phần Antenna thì để anh trai sẽ nghiên cứu .
-  Điều khiển antenna thì Phúc ,An với mọi người sẽ cùng tìm hiểu cách điều khiển.
-  Phần mềm phân tích tín hiệu thu được trên PC (Vẫn chưa hiểu được sẽ thu được tín hiệu như thế nào và phân tích thế nào) nên là mọi người cùng tìm hiểu về phần mềm Gnu Radio.

+ Khi đã hiểu được phần mềm, cách sử dụng và cách phân tích dữ liệu thu về, thì chúng ta sẽ bắt tay vào thiết kế từng phần và lắp ráp

+ Do anh Hoàng vắng mặt nên phần GNU anh ấy sẽ báo cáo sau cho mọi người

No comments:

Post a Comment